Xem tử vi hàng ngày hay tử vi trọn đời một con người theo lá số là cụm từ khá phổ biến từ xưa đến nay, vậy thực chất Xem Tử Vi là gì? Có đáng tin hay không? Và tử vi tướng số mệnh có nguồn gốc từ đâu? Để trả lời những câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng xem xét đến gốc gác của Tử Vi qua bài viết dưới đây.
Nguồn gốc ra đời của tử vi
Khoa Tử vi bắt nguồn từ thời nào? Cho đến nay sách sử không nhận lại ai là người khai sáng ra nó. Các Tử vi gia thường chỉ chú ý đến việc giải đoán tử vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến nay, lịch sử về khoa này vẫn còn mập mờ không rõ. Thậm chí có người còn nhầm lẫn khoa Tử vi với những chuyện truyền kỳ hoang đường. Đời nhà Gia Tĩnh thuộc Minh triều có lưu truyền cuốn Tử vi Đẩu số Toàn thư do tiến sĩ La Hồng Tiên biên soạn. Lời tựa nói Tử Vi đẩu số toàn thư là của tác giả Hi Di Trần Đoàn.
Có thể bạn quan tâm:
- Có nên xem tử vi không? Ý nghĩa của việc xem tử vi là gì?
- Tử vi hàng ngày của 12 cung hoàng đạo – Cập nhật mỗi ngày
- Cập nhật nhanh tử vi hàng ngày 12 con giáp hôm nay
Bài tựa viết như sau: “Thường nghe nói cái lý của số mệnh rất huyền vi ít ai biết cho tường tận để mà thuận thụ coi công danh phú quí trên đời đều có mệnh. Tôi vì muốn biết nên đã tới tận núi Hoa Sơn chỗ ông Hi Di Trần Đoàn đắc đạo để chiêm bái nơi thờ tự của bậc đại hiền. Lúc ra về thì thấy một vị cao niên thái độ ung dung chân thực đưa cho tôi cuốn sách mà bảo: “Đây là Tử vi đẩu số tập của Hi Di tiên sinh”. Sau này, các sách viết về Tử vi cũng đều thống nhất rằng người đầu tiên tổng hợp, hệ thống lại thành môn bói này là Trần Đoàn tức Hi Di Lão Tổ, sống vào đời Bắc Tống, Trung Quốc. Trần Đoàn, tự Hi Di, người đất Hoa Sơn ngày nay về phía Nam huyện Hoa Âm tỉnh Thiểm Tây. Tương truyền rằng khi ra đời, ông bị sinh thiếu tháng, nên mãi hơn hai năm mới biết đi, thuở nhỏ thường đau yếu bệnh tật liên miên. Trần Đoàn học văn không thông, học võ lại không đủ sức, thường suốt ngày theo phụ thân ngao du khắp non cùng thủy tận.
Bộ Triệu thị Minh thuyết Tử Vi kinh
Thân phụ Trần Đoàn là một nhà thiên văn, lịch số đại tài đương thời. Về năm sinh của tiên sinh thì không một thư tịch nào ghi chép lại. Nhưng căn cứ vào bộ Triệu thị Minh thuyết Tử Vi kinh, khi Trần Đoàn yết kiến Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn vào niên hiệu Càn Đức nguyên niên (năm 963 Dương lịch) có nói: “Ngô kim nhật thất thập hữu dư” nghĩa là “tôi năm nay trên bảy mươi tuổI”. Vậy có thể Trần Đoàn ra đời vào khoảng 888-893 tức niên hiệu Vạn Đức nguyên niên đời Đường Hy Tông đến niên hiệu Cảnh Phúc nguyên niên đời Đường Chiêu Tông. Trần Đoàn bắt đầu học thiên văn năm 8 tuổi.
“Tiên sinh 8 tuổi mà tính còn thơ dại. Lúc nào cũng ngồi trong lòng thân phụ. Một hôm thân phụ tiên sinh phải tính ngày giờ mưa bão trong tháng, bị tiên sinh quấy rầy, mới dắt tiên sinh ra sân, chỉ lên bầu trời đầy sao mà bảo: “Con có thấy sao Tử Vi kia không?”. Đáp: “Thấy”. Lại chỉ lên sao Thiên Phủ mà hỏi: – “Con có thấy sao Thiên Phủ kia không?”. Đáp: “Thấy”. Thân phụ lại tiếp: “Vậy con hãy đếm xem những sao đi theo sao Tử Vi và Thiên Phủ là bao nhiêu?”. Thân phụ tiên sinh tưởng rằng tiên sinh có đếm xong cũng trên nữa giờ. Không ngờ ông vừa vào nhà, tiên sinh đã chạy vào thưa: – Con đếm hết rồi. Đi sau sao Tử Vi là 5 sao, như vậy chòm sao Tử Vi có 6 sao. Đi sau sao Thiên Phủ là 7 sao, như vậy chòm Thiên phủ có 8 sao. Từ đấy tiên sinh được thân phụ hết sức truyền khoa thiên văn và lịch số.”
Tuy xuất phát từ Trung Quốc, nhưng Tử Vi không được nổi bật lắm so với các môn bói toán bấy giờ. Ngược lại khi Tử Vi du nhập vào Việt Nam, nó bỗng nhiên trở thành môn bói toán được ưa chuộng nhất. Có rất nhiều học giả Việt nam đã có những cống hiến thêm cho môn học này, trong đó có Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lê Quý Đôn. Dần dần, Tử Vi Việt Nam có thêm những dị biệt so với Tử Vi nguyên thủy của Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm:
- Bói tình yêu theo số và chiêm tinh học giúp thoát kiếp FA
- 12 cung hoàng đạo nói lên điều gì về tình yêu, tính cách
Trên đây là thông tin về nguồn gốc ra đời của tử vi, mong rằng hữu ích cho bạn đọc quan tâm nhé. Chúc mọi người nhiều sức khỏe.